mic
  • RSS
  • Đăng nhập
Phòng GD&ĐT Thành Phố Sa Đéc
Trường Tiểu học Hòa Khánh

Học sinh trường tiểu học Hòa Khánh tự tin, năng động, sáng tạo, đoàn kết.

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban Giám hiệu
      • Hội đồng trường
      • Công đoàn
      • Đoàn TNCS HCM
      • Tổ Hành chính- Văn phòng
      • Tổ Chuyên môn
      • Ban Thường trực PHHS
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin của trường
    • Tin tức từ Sở
    • Tin tức từ Phòng
  • Hỏi đáp
  • Chuyên môn
  • Kết quả thi đua
  • Chuyên đề Giáo dục
    • Thông báo từ Sở
    • Thông báo từ Phòng
    • Thông báo
  • Thời khoá biểu
  • Tài nguyên
    • Thư viện ảnh
    • Video Clip
    • Tài liệu
    • Văn bản từ Sở
    • Văn bản từ Phòng
    • Văn bản
    • E-Learning
  • Liên hệ
  • :
  • :
Thông báo:
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn là môn học chính khóa   Tặng Giấy khen cho học sinh nhặt được của rơi trả lại người mất   Bổ nhiệm Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo   Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đồng Tháp với nhiều hoạt động sáng tạo, thiết thực, hiệu quả   Thư đầu năm   Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đồng Tháp tổ chức thành công Cuộc thi ảnh “Nét đẹp dạy học trực tuyến”   Thiệp chúc mừng năm mới - Xuân Nhâm Dần 2022 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo   Video tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4   Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm việc tại tỉnh Đồng Tháp   Triển khai cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 năm 2022   Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đồng Tháp đạt giải Nhất toàn quốc cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” năm 2021   Chủ tịch UBND Tỉnh gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam   
Sổ liên lạc điện tử
Cùng nhau tranh tài
Cùng nhau tranh tài
Cùng nhau tranh tài
Cùng nhau tranh tài
Liên kết
Lựa chọn website liên kết
Sở Giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Thăm dò ý kiến
Bình chọn Xem kết quả

Kết quả bình chọn

Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 3
Tháng 05 : 163
Quý 2 : 268
Năm 2022 : 811
Thứ 4, 18/09/2019 | 08:03
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều trường ở TP.HCM đã thay thế bài kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ
Đọc bài Lưu

Học sinh TP.HCM sẽ không phải làm hàng chục bài kiểm tra trong năm nếu thầy cô có cách đánh giá khác

Một sáng chủ nhật cuối tuần, Mai Anh - Tuấn Hoàng và Phương Anh cùng đến chợ thực phẩm Thủ Đức với các dụng cụ là máy ảnh, bút, giấy… Nhóm đã bốc thăm ngẫu nhiên để làm bài tập ngoại khóa theo phương thức này.

Tại đây, 3 học sinh tới khu hải sản quay sản phẩm các loài cá ngọt. "Chúng con là học sinh của Trường THPT N.H.H, xin cô cho chúng con quay một số hình ảnh để hoàn thiện bài tập"- 1 trong 3 học sinh nói với người bán hàng.

(Ảnh: Thanh Tùng)

Theo hướng dẫn thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá năm học 2019 - 2020, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các trường THCS, THPT thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.Khi được đồng ý, ba học sinh lấy máy ảnh chụp lại các loại hải sản, hỏi về đặc điểm từng loại, quy trình bảo quản… để về nhà dựng thành một đoạn phim. Cùng với kiến thức trong sách giáo khoa, các em làm thuyết trình trước lớp. Sản phẩm sẽ được chấm điểm để thay thế cho một bài kiểm tra.

Các hình thức để đánh giá như bài thuyết trình, thái độ học tập của học sinh, hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập, việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường…

Lãnh đạo Sở khẳng định, giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá này để thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên môn Lịch sử, từ 5-6 năm nay mình và ác đồng nghiệp tại Trường Lê Quý Đôn, Quận 3 đã làm như đề nghị của Sở.

"Khi dạy học sinh bằng phương pháp dự án thì đương nhiên phải thay đổi cách đánh giá. Ở Trường THPT Lê Qúy Đôn, ngoài bài thi học kỳ, các điểm số còn lại điều dùng dự án hay hoạt động kĩ năng để đánh giá"- thầy Du nói.

Lấy dẫn chứng từ môn Lịch sử mình trực tiếp đứng lớp, thầy Du cho biết nếu làm bài kiểm tra thường xuyên, trong 1 học kỳ, học sinh sẽ phải làm 2 bài kiểm tra 15 phút viết, 1 bài kiểm tra miệng, 1 bài kiểm tra 45 phút.

Tuy nhiên, thầy Du đã thay đổi cách dạy học và thay đổi cách đánh giá để học sinh không phải làm bài kiểm tra. Cụ thể, với những dự án dạy học lớn từ 1-3 tháng thầy tính điểm 45 phút. Bài kiểm tra 15 phút là tổng kết chuyên đề như làm mind map, thuyết trình, làm video clip. Bài kiểm tra miệng là kết quả của trò chơi 30s.

"Như vậy chỉ còn bài kiểm tra học kỳ làm theo quy định của sở với yêu cầu câu hỏi phải mang tính mở, vận dụng kiến thức"- thầy Du cho hay.

Với cách đánh giá này, vị giáo viên dạy lịch sử cho biết, học sinh rất hứng thú vì các dự án giúp các em thể hiện bản thân, rèn luyện kĩ năng mềm và thể hiện sự ganh đua giữa các team, nên rất hứng khởi.

"Nhưng giáo viên chúng tôi tất nhiên cực hơn"- ông nói.

Theo thầy Du, điều hài lòng là điểm của dự án được công nhận, khiến cho việc dạy theo dự án có sự phát triển, kích thích học sinh đam mê nghiên cứu.

"Là người dạy theo dự án, tôi luôn đánh giá học sinh theo cách này và dùng điểm đánh giá dự án là đúng đắn. Việc này là đang dần đi theo con đường đổi mới giáo dục cấp tiến. Còn nếu khuyến khích lối dạy và học đổi mới mà vẫn kiểm tra theo kiểu cũ, bắt học sinh học thuộc lòng thì làm dự án để làm gì, làm nghiên cứu để làm gì"- thầy Du đưa ra quan điểm.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, cho hay tại trường thầy làm quản lý, 3 năm học qua và nay là năm thư tư trường đánh giá học sinh theo nhiều hình thức, nên những bài kiểm tra thường xuyên cho học sinh đã vô cùng ít.

Thầy Phú liệt kê những cách đánh giá học sinh ở trường được giáo viên thực hiện như: Học nhóm (cho điểm nhóm tùy vào vai trò của cá nhân trong nhóm hoặc cho chung); Sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong môn Ngữ văn; Học tập dự án đánh giá theo từng giai đoạn; Thuyết trình hùng biện vấn đề; Một học sinh trả lời sai giáo viên tiếp tục phát các vấn đề nhỏ gợi mở cho học sinh trả lời đến khi các em nhận ra tại sao mình trả lời sai đúng là như thế này và lúc này giáo viên đánh giá học sinh và cho điểm tốt; Cho bài tập về nhà thông qua các phần mềm trắc nghiệm; Kiểm tra trên máy tính phần mềm 789; Hát các ca khúc tiếng Anh để kiểm tra ngoại ngữ; Tạo điều kiện cho học sinh cải tạo điểm số để khích lệ học tập...

Thầy Phú cho biết, với các cách đánh giá này học sinh cảm thấy không bị áp lực điểm số còn giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục làm chi tiết học sinh động. Ngoài ra, phần kiến thức đời sống và ứng dụng thực tiễn làm các em hứng thú học tập.

(Ảnh: Thanh Tùng)

"Tuy nhiên để làm được điều này không dễ vì đòi hỏi người đứng đầu phải chịu đổi mới, giáo viên phải đam mê đổi mới sáng tạo, cơ sở vật chất nhà trường phải được đầu tư đúng chuẩn. Đặc biệt ở TP.HCM càng chú trọng đội ngũ dạy ngoại ngữ, năng lực đủ mạnh để thuyết phục các em"- vị hiệu trưởng cho hay.

Câu hỏi đặt ra cho thầy Phú là liệu khi thực hiện một cách đánh giá, cụ thể như sân khấu hóa văn học có đánh giá yêu cầu mà môn Ngữ văn đặt ra? Vị hiệu trưởng cho hay "không phải các tác phẩm đều phải sân khâu hóa và phải tùy đề cương của mỗi lớp. Khi thực hiện cách học này chúng tôi phải làm bài bản, mời những nghệ sĩ ở sân khấu về, tập huấn giáo viên và phải xem đây là sân chơi. Như vậy việc này thực ra chính là giáo dục STEM".

Thầy Phú cũng cho hay hiện nay đánh giá thay thế cho bài kiểm tra nhiều thầy cô áp dụng, tuy nhiên có những lớp, môn vẫn đánh giá bằng kiểm tra nhưng không đáng kể.

"Nếu là kiểm tra hôm đó em học sinh bị ốm hoặc có tâm lý bị điểm thấp sẽ phải chấp nhận điểm số này. Việc đánh giá mới giúp các em không phải áp lực điểm số lại vừa cải tạo được điểm số. Vì vậy cách đánh giá mới học sinh thoải mái"- thầy Phú cho hay.

Còn một giáo viên dạy Hóa cho hay, nếu đánh giá theo kiểm tra, thì riêng môn Hóa, mỗi học kỳ học sinh sẽ phải làm 3 bài kiểm tra 15 phút, 2 bài 1 tiết (chưa tính bài học kỳ). Ở các môn như Văn, Toán, Tiếng Anh học sinh sẽ phải làm nhiều bài kiểm tra hơn vì đây là 3 môn học có nhiều tiết nhất.

Hiện số lần kiểm tra đối với học sinh THCS và THPT trong Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành. Cụ thế số lần kiểm tra thường xuyên trong mỗi học kỳ như môn học có 1 tiết trở xuống/tuần thì it nhất 2 lần; Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần thì ít nhất 3 lần; Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần thì ít nhất 4 lần.

Với bài kiểm tra thường xuyên có thể thực hiện kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ - chưa đạt (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét).

Như vậy nếu làm một phép tính, nếu chỉ đánh giá bằng kiểm tra thì mỗi năm học sinh phải làm hàng chục bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết (tất cả môn học).


Tác giả: Lê Huyền
Nguồn:vietnamnet.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Tết Trung thu tại Trường Mầm non Sen Hồng, Thành phố Sa Đéc

Học sinh Đồng Tháp tham gia Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần XXV-2019 và Hội trại Sáng tạo - Công nghệ lần II-2019

Giáo dục kỹ năng “An toàn nơi công cộng”

Các bé trường Mầm non Sen Hồng, TP Sa Đéc tham quan các trường Tiểu học

Công ty Honda Việt Nam trao tặng phần thưởng cho Trường Tiểu học Trưng Vương, TP Sa Đéc

Thông báo: Chiêu sinh lớp bóng đá hè miền phí khoá 1 của Life Group

TB v/v triệu tập ứng viên có kết quả trúng tuyển viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2018-2019.

“Chuyến xe tri thức” đến Trường Tiểu học Tân Khánh Đông1, TP Sa Đéc

Thông báo kết quả tuyển dụng giáo viên năm học 2018_2019

Tin mới nhất

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn là môn học chính khóa

Tặng Giấy khen cho học sinh nhặt được của rơi trả lại người mất

Bổ nhiệm Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đồng Tháp với nhiều hoạt động sáng tạo, thiết thực, hiệu quả

Thư đầu năm

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đồng Tháp tổ chức thành công Cuộc thi ảnh “Nét đẹp dạy học trực tuyến”

Điều hành tác nghiệp
Điều hành tác nghiệp
Điều hành tác nghiệp
Điều hành tác nghiệp
Văn bản mới
  • Số: 1235/SGDĐT-KHTC
    Tên: (V/v hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong cơ sở giáo dục công lập năm học 2021 - 2022)
    Ngày ban hành: (08/09/2021) - Ngày hiệu lực: (08/09/2021)
  • Số: 25/SGDĐT-TTr
    Tên: (V/v không tổ chức dạy thêm học thêm trong thời gian học sinh nghỉ hè năm học 2020 - 2021)
    Ngày ban hành: (20/05/2021) - Ngày hiệu lực: (20/05/2021)
  • Số: 44/SGDĐT-VP
    Tên: (V/v cho học sinh, học viên các địa phương biên giới nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và điều chỉnh các hoạt động chuyên môn của ngành)
    Ngày ban hành: (28/02/2021) - Ngày hiệu lực: (28/02/2021)
  • Số: 223/SGDĐT-CNTTTBTV
    Tên: (V/v triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng “An toàn COVID-19” trong trường học)
    Ngày ban hành: (23/02/2021) - Ngày hiệu lực: (23/02/2021)
  • Số: 629/GDĐT
    Tên: (Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020))
    Ngày ban hành: (11/11/2020) - Ngày hiệu lực: (11/11/2020)
  • Tên: (Tài liệu Bồi dưỡng chính trị, cập nhật kiến thức cho cán bộ quản lý và giáo viên năm 2020)
    Ngày ban hành: (29/10/2020)
  • Số: 594/GDDT
    Tên: (phát động Cuộc thi “Viết chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” năm 2020)
    Ngày ban hành: (27/10/2020) - Ngày hiệu lực: (27/10/2020)
  • Số: 586/GDĐT
    Tên: (Truyền thông về giáo dục và đào tạo năm học 2020 - 2021)
    Ngày ban hành: (23/10/2020) - Ngày hiệu lực: (23/10/2020)
  • Số: 581/KH-GDDT
    Tên: (Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin năm học 2020-2021)
    Ngày ban hành: (22/10/2020) - Ngày hiệu lực: (22/10/2020)
  • Số: 570/GDDT
    Tên: (V/v hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nan giao thông” tại Việt Nam năm 2020)
    Ngày ban hành: (20/10/2020) - Ngày hiệu lực: (20/10/2020)
  • Số: 1323 /SGDĐT-CNTTTBTV
    Tên: (V/v Hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2020-2021)
    Ngày ban hành: (12/10/2020) - Ngày hiệu lực: (12/10/2020)
  • Số: 37/2020/TT-BGDĐT
    Tên: (Thông tư quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên)
    Ngày ban hành: (05/10/2020) - Ngày hiệu lực: (20/11/2020)
Tra cứu văn bản
Bài giảng điện tử
Trang chủ
Trường Tiểu học Hòa Khánh

Địa chỉ: TP Sa Đéc, Đồng Tháp

Email: c1hoakhanh.tpsadec.dongthap@moet.edu.vn - Điện thoại: 0673861344